Sự ghen ghét, đố kỵ là một đặc tính tiêu cực trong tính cách của con người, nó hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Ngay từ xa xưa, sự ganh ghét, đố kỵ đã xuất hiện trong cuộc sống của con người, có rất nhiều câu chuyện trong văn hóa phương Đông và phương Tây phản ánh về vấn đề này; như truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” của văn hóa phương Tây, vì ganh ghét trước sắc đẹp của nàng Bạch Tuyết mà bà mẹ kế của nàng tìm đủ mọi thủ đoạn để hại nàng, nhưng rốt cục bà lại chết do chính những thủ đoạn của mình gây ra; hay trong truyện “Tam quốc diễn nghĩa” của nền văn hóa phương Đông, nhân vật Chu Du vì ghen tức Gia Cát Lượng tài trí hơn mình đã bao lần tìm cách hãm hại mà không được, cuối cùng vì uất hận hộc máu mồm mà chết. Đối với văn hóa Việt Nam, sự ganh ghét, đố kỵ thường xuất hiện trong các câu ca dao, tục ngữ như: “Trâu buộc thì ghét trâu ăn/ Quan võ thì ghét quan văn dài quần”, “con gà tức nhau tiếng gáy”, “ghen ăn, tức ở”…

Trong xã hội hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mối quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp, tâm lý ganh ghét, đố kỵ càng trở nên phổ biến, thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi mặt đời sống xã hội. Người ta hay so sánh mình với những người khác, thấy họ có một vài mặt nào đó hơn mình thì thường cảm thấy trong lòng lo lắng, buồn bã, so bì, tị nạnh… rồi sinh ra bực bội, căm ghét, thấy mình bị xúc phạm, muốn trả thù… Đặc biệt, sự ganh ghét, đố kỵ đang tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên công tác tại các cơ quan, đơn vị; điều dễ nhận thấy nhất là khi ai đó có thành tích, địa vị, vinh dự, chuyên môn, bằng cấp, của cải, nhân duyên, gia đình hạnh phúc, thành đạt là nảy sinh ganh ghét, đố kỵ… Có người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ ra ngoài, nhưng có người lại giấu kín trong lòng. Họ không công tâm nhìn nhận, đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của người khác mà còn tìm mọi cách lôi kéo người có chung suy nghĩ để soi mói, nói xấu sau lưng và tìm cách cản trở đồng chí, đồng nghiệp. Ngoài ra, họ còn tỏ ra vui sướng trước thất bại của người khác; thậm chí họ lươn lẹo “quy chụp, biến báo” người tốt thành người xấu, tâng bốc mình lên để được cấp trên ưu ái mình…

Cái tâm đố kỵ này người người đều có, nhìn thấy người khác hay hơn mình thì trong tâm cảm thấy rất khó chịu, liền sanh tâm đố kỵ.

Trong phật giáo phật có nói tới rất nhiều về sự đố kỵ này:

Cái tâm đố kỵ này người người đều có, nhìn thấy người khác hay hơn mình thì trong tâm cảm thấy rất khó chịu, liền sanh tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ khởi dậy thì tâm sân hận theo đó cũng khởi dậy, nên muốn tìm cách phá hoại, chướng ngại người khác, không muốn để cho người khác được thành tựu, như vậy thì là anh đã tạo tội nghiệp rất nặng rồi.

Thánh nhân của thế gian luôn răn dạy chúng ta cần phải thành nhân chi mỹ. Khi nhìn thấy người khác làm việc tốt thì phải tận tâm tận lực mà giúp đỡ họ, vậy là đúng rồi. Anh không thể đi phá hoại họ, phá hoại họ là sai, chướng ngại họ cũng là sai. Đây là phiền não rất phổ biến, và cũng hết sức nặng nệ của tất cả chúng sanh.

Vì vậy cho nên Phổ Hiền bồ tát dạy cho chúng ta 1 phương pháp để phá trừ phiền não đố kỵ, bỏn xẻn, tham lam, đó chính là tuỳ hỷ công đức. Thế nào là tuỳ hỷ công đức? Khi nhìn thấy người khác có thiện hành, có thiện nguyện không những tôi không đố kỵ, mà ngược lại tôi còn sanh tâm hoan hỷ, tận tâm tận lực đi giúp đỡ họ, thành tựu cho họ, đây gọi là tuỳ hỷ công đức. Từ trên thiện hành, thiện nguyện này họ có công đức lớn bao nhiêu, thì công đức của tôi cùng với họ không hai không khác.

Nếu như chúng ta không có khả năng nên không thể giúp được, vậy thì chúng ta sanh tâm hoan hỷ với thiện hành, thiện nguyện của họ, đây gọi là lòng có dư mà sức không đủ thì công đức chúng ta nhận được đó cùng với công đức của họ cũng vẫn viên mãn như nhau.

Trong xã hội cũng như là trong Phật pháp có rất nhiều thiện nhân, trong Kinh Phật gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Những người này họ có thiện hành, có thiện tâm, chúng ta là những Phật tử chân chánh cần nên tận tâm tận lực giúp đỡ họ, khiến cho những thiện hành này của họ lan rộng khắp xã hội, khiến xã hội đại chúng đều nhận được lợi ích từ những thiện hành này của họ, thì công đức chổ ta nhận được đó vô cùng to lớn.

Thậm chí những người tu tuỳ hỷ công đức như chúng ta so với công đức của họ còn lớn hơn rất nhiều. Nguyên nhân tại đâu? Họ làm việc thiện đó được bao nhiêu người tán thán, bao nhiêu người biểu dương thì trong phút chốc phước báo mất hết. Còn chúng ta chỉ tuỳ hỷ công đức nên không có ai biết, không có ai tán thán, không có ai biểu dương chúng ta, nên công đức của ta đều được tích luỹ lại thành âm đức. Cho nên, chúng ta phải hiểu cho rõ đạo lý này thì ta mới biết được tuỳ hỷ công đức thật sự là bất khả tư nghị.

Vậy nên:

Trong chừng mực nhất định, sự ghen tị, đố kỵ là cảm xúc tích cực của con người, để có sự cạnh tranh giúp cho chúng ta vươn tới tầm cao mới vĩ đại. Nhưng phần tiêu cực, sự ghen tị khiến cho chúng ta trở lên ghen ghét mọi mục tiêu và đối tượng. Khi tiêu trừ được cảm xúc có mối liên hệ mật thiết với sự thù ghét này, đồng thời cũng quán chiếu được chủ thể của sự đố kỵ, thì điều đó sẽ là phương tiện quý giá giúp chúng ta đạt được thiện nghiệp vĩ đại, dẫn tới sự viên mãn cao cấp hơn. Viên mãn là thông điệp của đức phật Bất Không Thành Tựu.