Niết bàn là khái niệm triết lý của Phật giáo về sự giải thoát, về trạng thái hoàn toàn thanh thản, thoát khỏi bể khổ cuộc đời. Phật giáo lấy khái niệm và ý nghĩa của Niết bàn làm nền tảng giải thích sự hồi sinh. Hãy cùng Vật Phẩm Phật Giáo tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết dưới đây. 

I. Khái niệm về Niết bàn

Niết bàn trong ngôn ngữ Sanskrit là Nirvana, còn trong ngôn ngữ của Pali là Nibhana. Đoàn Trung Còn có lời giải thích rằng: Niết bàn là khi “cảnh trí nhà tu hành dứt bỏ phiền não, bản thân chẳng còn luyến ái”. Còn theo lời triết tự là: “Niết (Nir): thoát khỏi, Bàn (Vana): rừng rậm, nghĩa là thoát khỏi rừng rậm mê tối”. 

Pháp sư Huyền Trang giải thích triết tự Niết bàn Nirvana (theo ngôn ngữ Sanskrit) như sau: 

Nir (niết): thoát khỏi, ly khai; vana (bàn): con đường quanh quẩn, vòng vèo, đổi thay. Nirvana là thoát khỏi con đường quanh quẩn (bứt phá ra khỏi vòng sinh tử luân hồi) 

Nir (niết): không; vana (bàn): hôi tanh, bẩn thỉu. Nirvana là không còn hôi tanh, dơ bẩn (trong trắng, thanh tịnh)

Nir (niết): xa lìa, đào thải, vứt bỏ; vana (bàn): rừng rậm. Nirvana là xa lìa khỏi rừng rậm (đào thải phiền não của đời sống)..

 

 

Những cách giải thích trên đều có điểm chung: Niết bàn chính là tuyệt đoạn dục vọng, dứt nghiệp luân hồi, hoàn toàn thanh tịnh. Là ngưng đọng thời không vĩnh cửu tại nơi tâm linh sâu nhất của con người, trạng thái hoàn toàn thanh tịnh, tĩnh lặng, thông suốt, triệt ái dục, xoá vô minh, dứt khổ đau. 

Phần lớn tôn giáo đều nói con người gồm hai phần: phần xác và phần linh hồn. Phần xác tồn tại tạm thời; phần hồn tồn tại vĩnh cửu, nên khi phần xác mất đi, linh hồn sẽ phải đầu thai vào thân xác mới, bắt đầu cuộc sống mới. Duy chỉ có triết học Phật giáo không cho rằng linh hồn là bất tử, nên không cần không gian cho linh hồn cư ngụ. Đích đến trong Phật giáo không phải là tận diệt cá thể đầy ham muốn, dục vọng trong sự u tối nơi kiếp người để đi tới Niết bàn. 

Trong Kinh Upanishad Ấn Độ cổ đại cũng dùng khái niệm về Niết bàn chỉ sự hoà nhập giữa linh hồn cá nhân (Atman) và linh hồn vũ trụ (Brahman), giữa tiểu ngã và đại ngã và Niết bàn đồng nhất với Brahman. Đến với Phật giáo, thì khái niệm này có sự mới mẻ, độc đáo hơn.

Vậy Kinh Phật nói thế nào về khái niệm Niết bàn? 

Nhiều lần học trò của Phật đã hỏi ông về điều này. Nhưng ông thường tránh trả lời à đáp: “Những gì chưa bộc lộ sẽ không bộc lộ”. Không thể nói về khái niệm Niết bàn bằng ngôn từ trơn trượt, bất khả thuyết bình thường được.

Ngũ bộ kinh tận 32 từ nghĩa tương đương như: “đích cao cả”, “chân lý”, “đăng minh”, “giải thoát”… Ngược lại với Kinh Niết bàn, khái niệm được đề cập phủ định lại: “khổ diệt”, “vô minh diệt”, “ái diệt”, “vô tác”, “vô ám”, “vô ngại”…

 

 

Thông thường, định là quy khái niệm nhỏ vào khái niệm lớn để chỉ đặc điểm riêng. Nhưng đối với khái niệm quá rộng, lại không có khái niệm khác có phạm trù rộng hơn, thì phải đặt khái niệm vào quan hệ với khái niệm đối lập.

Trong giáo lý nguyên thuỷ, Phật đã dùng cách định nghĩa khái niệm độc đáo này: đem Niết bàn đối lập thế giới thực tại.

Thế giới thực tại là khổ đau, thì Niết bàn là “khổ diệt”; thế giới thực tại là không sáng suốt “vô minh” thì Niết bàn là sáng suốt “vô minh diệt”… Có thể thấy nhiều đoạn kinh Phật nói về Niết bàn như sau: “Tiêu diệt dục vọng là Niết bàn, sự tĩnh lặng của mọi vật bị giới hạn, dứt bỏ mọi xấu xa, diệt dục vọng, giải thoát ra, chấm dứt, Niết bàn”; “Diệt hẳn, dứt khoát, xa lìa thủ, ái tận, vô dục, tịch tĩnh, Niết bàn”, “Chấm dứt dục vọng, vứt bỏ nó, thoát khỏi nó”. 

Phật so sánh sự tiếp nối các đời trong luân hồi như lửa cháy tiếp nối trên ngọn nến. Nến tàn, nến khác lại thắp lên. Ngọn lửa truyền từ cây nến này sang cây nến khác như năng lượng nghiệp truyền từ đời này sang đời khác. Con người chỉ giải thoát khi nào dòng năng lượng tắt, dứt được nghiệp quả luân hồi.

 

 

Niết bàn với đặc tính thường, lạc, ngã, tịnh đối lập với thường, khổ, vô ngã, bất tịnh ở thế giới thực tại. 

Sau khi chết, người giác ngộ sẽ đi về đâu? 

Phật sai lượm củi khô, rồi nhóm lửa. Củi càng nhiều, lửa càng mạnh, không thêm củi nữa thì lửa tàn lụi dần. Phật hỏi: “Lửa này sẽ về đâu?. Không, nó tắt”. Đó là điều sẽ xảy ra với người giác ngộ được. Dục vọng tiếp nhiên liệu cho lửa cháy mạnh, lan qua các kiếp luân hồi. Nếu loại trừ dục vọng, ngọn lửa đó sẽ tàn lụi và tắt. Niết bàn như thanh sương, mát mẻ sau đó. 

Cũng có đôi khi Phật ví Niết bàn như cái không sinh, không phát triển, không giới hạn. Kinh Trung Bộ nói Niết bàn đồng nhất với chân lý tuyệt đối, vượt xa ý niệm tương đối.

Thực chất, Niết bàn trong Phật giáo là khái niệm phi thời không, vô định mọi mặt, không đầu, không cuối. Vậy, làm sao để tìm Niết bàn khi không biết Niết bàn ở đâu khi không biết thời không cụ thể? Phật đã trả lời rằng: Niết bàn không ở tận cùng thế giới mà ở trong sâu thẳm con người.

 

 

Theo Phật, tư duy sai lầm đã dẫn đến con người không tìm thấy được Niết bàn ở thực tại. Nên để đi tới Niết bàn, con người cần khắc phục những sai lầm trong bản ngã, giác ngộ được “diệt vô minh”, “vô thường” và “vô ngã”.

“Niết bàn không dung ngã, không hạn lượng, không nơi chốn, vì Niết bàn vô tướng, vô tướng nên khó tiến vào. Muốn tiến vào Niết bàn thì phải vô tướng như Niết bàn. Cửa Niết bàn chỉ bằng tơ tóc, không thể mang hành lý hy vọng vào Niết bàn. Thân xác còn không mang được, cả ý niệm tôi – ta cũng không thể. Cái tôi càng lớn thì càng rời xa Niết bàn. Nên biết: hữu ngã luân hồi, vô ngã Niết bàn.”

Walpola Rahula đã phân tích: “Người ngộ chân lý, là người hạnh phúc nhất trần thế, thoát khỏi mặc cảm, ám ảnh, phiền não và lo âu đã làm những người khác điêu đứng. Không hối tiếc về quá khứ, không mơ mộng đến tương lai, sống cho hiện tại. Họ thường thức, vui hưởng mọi vật và sự sống thuần khiết, sáu giác quan một cách bình thản, thanh thoát. 

Người ngộ chân lý đã xóa bỏ dục vọng, ích kỷ, hận thù, ngạo mạn, bất tịnh xấu xa. Họ có sự trong sạch, hiền hòa, bao dung, tử tế. Phục vụ người khác nhiệt tâm, không nghĩ về mình, không kiếm chác, ngay cả thuộc địa hạt tâm linh, bởi họ đã thoát khỏi cái tôi cao…”.

Phật giáo thường quan tâm hai hình thức cơ bản: Hữu dư Niết bàn và Vô dư Niết bàn. 

Niết bàn tương đối (Niết bàn tại thế) là Hữu dư Niết bàn nghĩa là: đạt được Niết bàn trong khi thân xác còn tồn tại, nhưng tâm đã thoát ra khỏi luân hồi. Người đó tuy sống nhưng tâm không phiền não, đã tiêu trừ tham, sân, si. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đi tới Niết bàn tại thế khi 35 tuổi, lúc thấy sao mai mọc, ông ngồi dưới gốc cây bồ đề 49 ngày để nghiệm chân lý. Phần còn lại cuộc đời, dù tâm đã diệt vô minh, nhưng ông vẫn không thể thoát khỏi vòng sinh – lão – bệnh – tử.

Niết bàn tuyệt đối (Niết bàn xuất thế) là Vô dư Niết bàn, hay còn gọi là Đại Niết bàn. Kinh Bản sinh có giải thích rằng: “Là trạng thái chứng La Hán, chứng tự nghĩa, xóa sạch phiền muộn, thành lập phạm hạnh, việc cần làm đã làm, vứt bỏ gánh nặng, giải thoát. Mọi cảm thụ bây đều không do nhân, không mong cầu, không hy vọng, thanh tĩnh không lý luận, không bảo có, chẳng nói không, cũng không cho rằng chẳng có chẳng không”. 

Đạt được Vô dư Niết bàn khi đã chấm dứt mọi tồn tại của thể xác.

Điểm giống nhau giữa Hữu dư Niết bàn với Vô dư Niết bàn đều chỉ trạng thái tâm linh thanh tịch, tự do tự tại. Khác biệt ở chỗ, Niết bàn đó đạt được khi thân xác còn sống hay đã chết.

 

 

II. Trong Phật giáo, Niết bàn có ý nghĩa gì? 

Khi xưa, Đức Thế Tôn đã sử dụng phương tiện khai và thị cứu cánh chúng sinh mọi từng lớp, trình độ đều hiểu đạo pháp và chọn thành Phật, nghĩa là đắc quả Niết bàn. Nhưng chúng sinh vẫn mê dại làm điều tà. Lúc gần nhập diệt, Ngài vì chúng sinh nói rõ Niết Bàn lần nữa.

Niết Bàn của đạo Phật tức là trống vắng phiền não. Không tham, sân, si, hận, ghét… là không phiền não, tự là niềm vui, tự là nhịn nhục, giác ngộ. Như khi không đau bệnh như là Niết bàn, cảm giác an lành, thanh tịnh. Hãy nghĩ rằng không đau ốm, bệnh tật là trống vắng não phiền, là Niết bàn.

Niết Bàn đạt được khi mọi phiền não đều diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, là rốt ráo, giải thoát, không sinh, không diệt.

Có 4 loại Niết bàn: 

Thanh tịnh Niết bàn: căn bản các pháp vốn thanh tịnh, không sinh, không diệt, vắng lặng trong hư không.

Hữu dư y Niết Bàn: thoát khỏi phiền chướng, nghiệp chướng nhẹ nhàng.

Vô dư y Niết Bàn: thoát khỏi phiền não, sinh tử, dứt bỏ khổ não

Vô trụ xứ Niết Bàn: không sở tri chướng, lòng đại từ bi, trí bát nhã hiện hoàn toàn, không trụ sanh tử.

Đức Thế Tôn khẳng định: còn dục vọng thì không thể chứng nghiệm Niết Bàn.