Để hiểu khái niệm tâm tính của con người, chúng ta tự đặt câu hỏi: Do đâu con người có tâm?

Trả lời câu hỏi này, theo triết lý Phật giáo cho rằng: Tâm con người có, là do duyên hợp của Tứ đại hình thành mới sinh ra.

Vậy, theo giáo lý cho thấy, con người ta có hai thuộc tánh (tính) đó là: Tánh Phật và Tánh Người.

Tánh Phật là 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói , Biết, thanh tịnh (để phân biệt chúng ta nên nhớ 4 thứ này thanh tịnh khác với: thấy, nghe, nói, biết không thanh tịnh do vọng tâm của con người).

Tánh Người là: Phải, Quấy, Hơn, Thua, Tốt, Xấu; và còn có 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác được tạo ra bởi điện từ ân dương của (nhục đoàn tâm) tức quả tim co bóp đẩy máu lưu thông đi khắp châu thân (cơ thể con người).

Tánh Người gồm: có 16 thứ bao bọc đó là: (thọ, tưởng, hành, thức, tài, sắc, danh, thực, thùy, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến).

Có vật thì thấy có, không có vật thì thấy không, mù mắt cũng thấy (thấy tối), còn cái thấy duyên theo bóng dáng hình tướng cảnh trần phân biệt so đo của ý thức (tướng thức) thì nó không thật là chính ta.

Thanh tịnh để lòng nghe cái ý tự tại; đó mới là Tánh Nghe chân thật của Phật tánh.

Để minh định cho điều này, xin trích dẫn dưới đây 4 câu kệ trong bài ngộ thiền tông, hay còn gọi là (Như Lai Thanh tịnh thiền) của Tổ dòng thiền này dạy để kết thúc bài viết:

Thiền tông Thanh tịnh là yên

Chính chỗ thanh tịnh nhận liền tánh nghe.

Tánh nghe, tánh thấy không che

Ở trong thanh tịnh cái gì cũng thông